Thuyết tương đối đặc biệt của Einstein cho rằng, bạn đang du hành đủ nhanh, tương ứng là bạn đang du hành thời gian, do đó người ta cũng có thể xoay thời gian theo một vòng lặp và do đó đi vào quá khứ theo một cách nào đó.Mới đây, PGS. Barak Shoshany từ Đại học Brock, Mỹ đã tuyên bố rằng du hành thời gian là điều khả thi nhưng đi kèm với 2 điều kiện.PGS. Barak Shoshany cũng cho rằng các nghịch lý chỉ thuần là các khái niệm lý thuyết.Chính những khái niệm lý thuyết này chỉ ra tính không nhất quán trong chính nó, trong khi đó thì những nghịch lý nhất quán dự đoán rằng du hành thời gian không đơn thuần là một điều nguy hiểm, du hành thời gian nhất thiết không được xảy ra.Theo Shoshany, chúng ta có thể đi ngược về thời gian nhưng chúng ta sẽ chẳng thể thay đổi được gì. Ý kiến này có thể giải thích như sau: Giả sử dòng thời gian đang chảy của hiện tại là A, ngay khi chúng ta ra khỏi máy thời gian thì chúng ta đã đi tới một dòng chảy thời gian khác – tạm gọi là A1.Trong dòng chảy thời gian A1, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì chúng ta muốn, bao gồm việc phá hủy máy thời gian mà sẽ không có thay đổi nào với cỗ máy thời gian ở dòng chảy thời gian A ban đầu.Vì chúng ta không làm gì tác động tới cỗ máy thời gian ở dòng chảy thời gian A thì sẽ chẳng có bất cứ nghịch lý nào xảy ra cả. Tương tự với nghịch lý ông nội, “ông nội” của dòng chảy thời gian A và A1 là khác nhau nên sẽ chẳng có điều gì xảy ra.Điều kiện đặt ra ở đây với “cách” du hành thời gian của PGS. Barak Shoshany là “dòng chảy thời gian có thể phân tách thành các dòng chảy thời gian khác nhau”.Bên cạnh đó, còn một điều kiện nữa là “vũ trụ cho phép dòng chảy thời gian làm như vậy”. Ông cho rằng: “Thuyết tương đối rộng và vật lý lượng tử cho chúng ta biết rằng du hành thời gian có thể khả thi, nhưng nếu xảy ra thì đa dòng chảy vũ trụ cũng phải là điều khả thi.”Dù vậy những điều bàn luận ở trên vẫn thuần là những vấn đề nằm trong giả thuyết và phỏng đoán. Sẽ còn lâu nữa mới có thể biết được rằng liệu du hành thời gian có thực sự khả thi hay không.Trên thực tế, du hành vào tương lai hoặc trở về quá khứ đã hấp dẫn trí tưởng tượng của nhân loại trong nhiều thế kỷ. Trong khi nhiều người cho rằng, đây là chuyện huyễn hoặc thì cũng có một số nhà khoa học lỗi lạc đã bỏ công nghiên cứu để xem khả năng này có trở thành hiện thực hay không.Có lẽ câu chuyện về du hành thời gian thời hiện đại được biết nhiều nhất là thí nghiệm Philadelphia của Mỹ diễn ra vào năm 1943, nhằm che giấu một con tàu, biến nó vô hình trước radar của đối phương.Tuy nhiên, thí nghiệm được cho là có sai sót, con tàu không chỉ biến mất hoàn toàn khỏi Philadelphia trong phút chốc, mà còn dịch chuyển đến Norfolk, cách đó 479 km.Mời các bạn xem video: Elon Musk ra mắt thiết bị đọc được suy nghĩ con người. Nguồn: VTV.
Thuyết tương đối đặc biệt của Einstein cho rằng, bạn đang du hành đủ nhanh, tương ứng là bạn đang du hành thời gian, do đó người ta cũng có thể xoay thời gian theo một vòng lặp và do đó đi vào quá khứ theo một cách nào đó.
Mới đây, PGS. Barak Shoshany từ Đại học Brock, Mỹ đã tuyên bố rằng du hành thời gian là điều khả thi nhưng đi kèm với 2 điều kiện.PGS. Barak Shoshany cũng cho rằng các nghịch lý chỉ thuần là các khái niệm lý thuyết.
Chính những khái niệm lý thuyết này chỉ ra tính không nhất quán trong chính nó, trong khi đó thì những nghịch lý nhất quán dự đoán rằng du hành thời gian không đơn thuần là một điều nguy hiểm, du hành thời gian nhất thiết không được xảy ra.
Theo Shoshany, chúng ta có thể đi ngược về thời gian nhưng chúng ta sẽ chẳng thể thay đổi được gì. Ý kiến này có thể giải thích như sau: Giả sử dòng thời gian đang chảy của hiện tại là A, ngay khi chúng ta ra khỏi máy thời gian thì chúng ta đã đi tới một dòng chảy thời gian khác – tạm gọi là A1.
Trong dòng chảy thời gian A1, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì chúng ta muốn, bao gồm việc phá hủy máy thời gian mà sẽ không có thay đổi nào với cỗ máy thời gian ở dòng chảy thời gian A ban đầu.
Vì chúng ta không làm gì tác động tới cỗ máy thời gian ở dòng chảy thời gian A thì sẽ chẳng có bất cứ nghịch lý nào xảy ra cả. Tương tự với nghịch lý ông nội, “ông nội” của dòng chảy thời gian A và A1 là khác nhau nên sẽ chẳng có điều gì xảy ra.
Điều kiện đặt ra ở đây với “cách” du hành thời gian của PGS. Barak Shoshany là “dòng chảy thời gian có thể phân tách thành các dòng chảy thời gian khác nhau”.
Bên cạnh đó, còn một điều kiện nữa là “vũ trụ cho phép dòng chảy thời gian làm như vậy”. Ông cho rằng: “Thuyết tương đối rộng và vật lý lượng tử cho chúng ta biết rằng du hành thời gian có thể khả thi, nhưng nếu xảy ra thì đa dòng chảy vũ trụ cũng phải là điều khả thi.”
Dù vậy những điều bàn luận ở trên vẫn thuần là những vấn đề nằm trong giả thuyết và phỏng đoán. Sẽ còn lâu nữa mới có thể biết được rằng liệu du hành thời gian có thực sự khả thi hay không.
Trên thực tế, du hành vào tương lai hoặc trở về quá khứ đã hấp dẫn trí tưởng tượng của nhân loại trong nhiều thế kỷ. Trong khi nhiều người cho rằng, đây là chuyện huyễn hoặc thì cũng có một số nhà khoa học lỗi lạc đã bỏ công nghiên cứu để xem khả năng này có trở thành hiện thực hay không.
Có lẽ câu chuyện về du hành thời gian thời hiện đại được biết nhiều nhất là thí nghiệm Philadelphia của Mỹ diễn ra vào năm 1943, nhằm che giấu một con tàu, biến nó vô hình trước radar của đối phương.
Tuy nhiên, thí nghiệm được cho là có sai sót, con tàu không chỉ biến mất hoàn toàn khỏi Philadelphia trong phút chốc, mà còn dịch chuyển đến Norfolk, cách đó 479 km.