Mùa hè nắng nóng nên ăn nhiều thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt. Trong số đó, các món ăn từ đậu xanh được nhiều người ưa chuộng khi hè về. Đậu xanh có thể chế biến nhiều món ngon như sinh tố đậu xanh, chè đậu xanh, bánh đậu xanh,… Đậu xanh tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát, lợi tiểu và dưỡng da.
Từ xa xưa, đậu xanh đã được coi trọng dùng như một vị thuốc. Trong đó công dụng nổi bật nhất là làm đẹp da, sử dụng làm thức uống giải nhiệt. Uống nhiều nước đậu xanh có thể bổ sung lượng nước và chất khoáng bị mất đi. Chính vì khả năng giải nhiệt tốt nên thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, giàu sức sống.
Đậu xanh có thể sử dụng linh hoạt, từ công thức đơn giản đến cầu kỳ. Nhiều khi chỉ cần rang chín đậu xanh, thêm nước và đun là bạn đã có cốc trà đậu xanh giải nhiệt ngày nắng nóng rồi. Cầu kỳ thêm nữa thì cho đường, hạt sen hoặc rong biển để chế biến thành món chè cũng rất ngon.
Có khá nhiều cách để nấu đậu xanh chín nhanh và bở tơi. Ngoài việc rang chín hạt đậu sau đó làm thành các món ngon thì còn có cách chế biến là đông đá đậu, sau đó mang đi nấu.
Lý do khiến đậu xanh nấu xong bị chuyển màu đỏ lợt không đẹp mắt?
Vỏ đậu xanh chứa một lượng lớn polyphenol, chỉ cần tiếp xúc với oxy sẽ dễ dàng bị oxy hóa thành quinon và tiếp tục kết tụ thành chất sẫm màu. Do đó khi nấu canh hoặc chè đậu xanh, bạn nên đậy kín vung nồi để hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc giữa đậu xanh và oxy.
Ngoài ra, đậu xanh nấu với chất lượng nước khác nhau sẽ có màu sắc khác nhau. Mặc dù nước cất sẽ giúp bảo tồn được màu xanh đẹp mắt của đậu xanh. Nhưng rõ ràng chẳng mấy ai dùng loại nước này để nấu nướng.
Nước tinh khiết và nước khoáng sẽ giữ được màu xanh đẹp mắt nhất. Chúng không thay đổi nhiều với thời gian dài sau đó. Nếu dùng nước máy nấu đậu xanh sẽ đổi màu nhanh nhất, món ăn sẽ bị chuyển sang màu đỏ lợt, trông không đẹp mắt. Đây cũng là mẹo nhỏ bạn cần chú ý khi nấu đậu xanh.
Không chỉ vậy, nồi nhôm, sắt sẽ khiến đậu xanh chuyển sang màu đỏ nhanh chóng, bởi vậy không nên dùng hai loại nồi này để nấu. Nên dùng nồi hầm, nồi áp suất, nồi cơm điện thì đậu xanh vẫn giữ được màu.
Đúng là đậu xanh có tác dụng giải nhiệt nhưng xét từ góc độ vitamin thì tỷ lệ bảo toàn dưỡng chất của đậu xanh vào hơn. Khi chuyển sang màu đỏ rồi chúng không còn được như vậy nữa.
Đậu xanh dùng nóng hay lạnh, điều này rất quan trọng?
Mùa hè nắng nóng nên nhiều gia đình nấu chè đậu xanh, sau đó để ngăn mát tủ lạnh hoặc cho nhiều đá. Mùi vị thanh mát, sảng khoái thật nhưng điều này cũng gây hại cho hệ tiêu hóa. Chè/cháo đậu xanh giữ lạnh lâu quá không chỉ dễ gây tiêu chảy mà còn ảnh hưởng dạ dày.
Uống đậu xanh lạnh có thể điều hòa nhiệt độ cơ thể bình thường nhưng sẽ khiến nhiệt tích tụ bên trong, dễ khiến cơ thể bị say nắng. Cho nên, uống nước đậu xanh để nguội là tốt nhất. Hoặc chỉ cho thêm một chút đá để dễ uống.
Cách nấu chè đậu xanh hạt sen giải nhiệt
Nguyên liệu cần thiết gồm đậu xanh – 200g, bách hợp – 50g, hạt sen – 60g, đường phèn.
Đậu xanh mang rửa sạch, ngâm nước khoảng 2 giờ. Cho vào tủ lạnh để đến đông đá lại. Bạn có thể chuẩn bị đậu xanh từ hôm trước, hoặc trữ sẵn trong tủ lạnh. Khi nấu chè có thể mang ra dùng luôn. Nếu bạn không có thời gian có thể ngâm đậu xong mang nấu luôn cũng được.
Bách hợp rửa sạch, tách nhỏ. Hạt sen rửa sạch, để ráo. Cho nước vào nồi, đun sôi trên lửa lớn, lấy đậu xanh bỏ vào. Nấu trong 10 phút. Sau khi đậu xanh nhừ thì cho bách hợp, hạt sen vào. Đun thêm khoảng 5 phút thì cho đường phèn vào. Nấu thêm khoảng 5 – 8 phút nữa thì tắt bếp.