Cho thịt vào nồi nước lạnh ngay từ đầu
Nếu làm theo cách này các chất dinh dưỡng sẽ trôi ra, đồng thời chất cặn bã cũng sẽ bị kéo ra, cho nên chúng ta thấy mặt nước nổi lên rất nhiều bọt và cặn. Mặc dù chất bẩn được đẩy ra nhưng chất dinh dưỡng cũng không giữ được nhiều, thế nên, chúng ta không nên duy trì thói quen này.
Cho nước lạnh vào khi đang luộc thịt
Khi luộc thịt và cảm thấy nước dần ít đi, nhiều chị em sẽ đổ ngay nước lạnh vào để tiếp tục luộc thịt. Cách làm này là hoàn toàn sai lầm, sẽ khiến cho protein và các chất béo có trong thịt, xương bị kết tủa, làm thịt co lại và cứng, mùi vị của thịt cũng bị ảnh hưởng.
Đồng thời không nên cho thêm muối vào trong khi luộc thịt vì NaCl trong muối sẽ khiến cho thịt bị cứng và teo lại. Tốt nhất, nếu cảm thấy nước cạn hãy thêm nước sôi vào và luộc tiếp.
Cho muối ăn vào nồi thịt đang luộc
Nếu lúc thịt đang được luộc chín, bạn cho muối ăn vào nồi, NaCl có trong muối ăn sẽ khiến protein có trong thịt đông lại nhanh chóng, miếng thịt cũng cứng và co lại.
Chọc đũa vào thịt luộc để thử xem thịt còn sống hay đã chín
Việc chọc đũa vào thịt khi đang luộc tưởng chừng chỉ là một hành động bình thường, không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến thịt luộc.
Nhưng thực chất, khi bạn chọc đũa vào thịt đang luộc, các dưỡng chất trong thịt sẽ trào ra ngoài, hòa tan rất nhanh vào nước, và làm giảm chất dinh dưỡng cũng như hương vị của miếng thịt luộc.
Cho nên, bạn nên ước lượng thời gian thịt chín và luộc thịt trong đúng khoảng thời gian đó, ghi nhớ kích cỡ miếng thịt, lượng nước, độ lửa, thời gian luộc tương ứng, như vậy bạn không cần thử thịt chín bằng cách dùng đũa.
Thái thịt ngay khi vừa luộc
Muốn đảm bảo độ nóng, nhiều người thái thịt ngay khi vừa luộc. Đây là một sai lầm vì lúc này, bạn sẽ khó thái được miếng thịt đẹp, “sắc nét” do nó còn mềm, bở.
Tốt nhất là bạn cho miếng thịt vào tô nước nguội khoảng một phút rồi mới mang ra thái, thịt vẫn ấm nóng, vừa ngon vừa đẹp mắt.
Luộc thịt chín nhừ
Theo chuyên gia dinh dưỡng, một số người hay có thói quen nấu thịt cho nó đến khi chín nhừ, mềm rục mà không biết rằng nếu để thịt ở nhiệt độ từ 200 đến 300 độ C, các loại vitamin và dưỡng chất có trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, từ đó hình thành axit amino aromatic có khả năng gây ung thư.
Chọn thịt tươi sạch
Điều kiện quyết định đầu tiên cho món thịt luộc ngon cần nguyên liệu tươi sạch. Chú ý chọn thịt có nguồn gốc rõ ràng, màu sắc hồng tươi, liền khối chắc, khi ấn tay có độ đàn hồi tốt, đường cắt mặt thịt khô ráo.
Sơ chế sạch sẽ
Khâu này khá quan trọng vì quyết định thịt thơm ngon hay không. Nên chà xát chanh và muối hạt hoặc ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch. Để loại bỏ phần tạp chất thì chần sơ thịt với nước nóng 70-80 độ cùng chút gừng, muối hạt. Sau đó, vớt ra rửa sạch lần nữa. Việc này không chỉ giúp miếng thịt thơm mà còn tận dụng được nước dùng trong để nấu canh.
Cách luộc
Lần 1, cho 1 thìa cà phê giấm, vài lát gừng thái mỏng và 1/2 thìa cà phê muối vào nước luộc thịt đun sôi rồi thả thịt lợn vào trần trong khoảng 2 phút thì vớt thịt ra, rửa lại miếng thịt một lần nữa. Như vậy miếng thịt sẽ không bị hôi. Việc cho giấm và muối cũng giúp cho miếng thịt giữ được độ trắng, sạch.
Lần luộc thứ 2 bạn cho thịt vào nồi ngay từ đầu, đổ ngập nước, đập dập mấy củ hành lá bỏ vào nồi, nêm thêm chút gia vị cho thịt đậm đà rồi luộc đến khi sôi. Để thịt sôi trong nồi trong 5 đến 10 phút thì dùng đũa xiên qua miếng thịt để kiểm tra xem thịt đã chín kỹ hay chưa.
Om thịt giúp thịt ngọt, trắng hơn
Để thịt luộc không bị đỏ, sau thời gian luộc (10-15 phút) thì nên tắt bếp, đậy vung om thêm 10 – 15 phút tùy kích thước, khối lượng thịt.
Việc này giúp cho thịt bên trong (với chân giò bó lại luộc) không bị đỏ và chín thẩm thấu dần nên ngọt thịt. Thịt sau khi luộc, vớt ra cho vào âu nước sôi để nguội, thêm đá lạnh và vài lát chanh để giúp bì trắng giòn hơn.