Ngày 23 tháng Chạp hay còn gọi là ngày ông Công ông Táo, là ngày lễ đặc biệt và quan trọng của người Việt. Theo quan niệm từ xa xưa, vào ngày này các gia đình sẽ làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo tươm tất, đầy đủ từ ngày 20/12 đến 12 giờ trưa ngày 23/12 âm lịch để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.
Theo chuyên gia phong thủy Phùng Phương, lễ vật cúng ông Công ông Táo thường bao gồm:
Lễ vật:
Một bộ ông Công ông Táo: 3 chiếc mũ, 3 đôi giày, 3 bộ áo, 3 con cá chép giấy. Mũ ông Công có 3 chiếc: 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà. Mũ dành cho Táo ông thường có 2 cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Những chiếc mũ này được trang trí bằng các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và dây kim tuyến và màu sắc theo ngũ hành năm.
Mâm cỗ mặn: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, thịt lợn luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng, 1 bát canh mọc hoặc canh măng, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc.
Ở miền Bắc còn có tục thả cá chép để các Táo quân có phương tiện về chầu trời.
Ở miền Trung người ta cúng một con ngựa bằng giấy có yên, cương đầy đủ.
Ở miền Nam đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Do cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn nên các gia đình chuẩn bị cỗ cúng và các lễ vật đơn giản hơn, không đòi hỏi mâm cỗ mặn phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên. Tùy theo mỗi nhà, người ta có thể làm mâm cỗ mặn (các món mặn như thịt gà, xôi, giò…) hoặc chỉ có lễ chay (trầu cau, hoa quả, giấy vàng…) để tiễn ông Táo về trời.
Để có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đẹp mắt, đầy đủ tươm tất nhất, chúng ta hãy cũng tham khảo loạt hình ảnh mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của hội mẹ đảm chia sẻ trong nhóm Yêu bếp: