Chị Thùy Linh (sống tại TPHCM) cho biết, do bản tính ham vui và thích nấu ăn nên hay tụ tập bạn bè tổ chức tiệc tùng tại nhà vào các dịp như tất niên, tân niên, sinh nhật của từng thành viên trong gia đình… Nhờ vậy chị cũng thu thập được chút bí kíp tự tổ chức tiệc, vừa đảm bảo vệ sinh thực phẩm, ấm cúng lại tiết kiệm.
“Mỗi lần tổ chức chỉ cần suy nghĩ về thực đơn và ý tưởng trang trí trước một tuần, còn thời gian thực hiện thì chỉ mất một ngày rưỡi thôi” – chị Linh cho biết thêm.
Một bí quyết mà chị Linh muốn lưu ý với các chị em nội trợ đó là: Với những người bận công việc và không muốn tổn hao nhiều công sức nhưng vẫn muốn có một mâm tiệc nhìn đầy đặn, bắt mắt thì nên chọn những món chế biến đơn giản nhưng thành phần bao gồm nhiều nguyên liệu như là các món lẩu hoặc gỏi cuốn. Các món hấp và món ăn liền như nem chua, chả lụa cũng là lựa chọn lí tưởng cho chị em muốn tiết kiệm thời gian.
Với những kinh nghiệm tích lũy được, chị Linh chia sẻ với mọi người trong nhóm Yêu bếp 10 điểm quan trọng khi tổ chức bữa tiệc tại gia hoành tráng, vui vẻ, ấm áp mà bản thân không vất vả, cập rập.
Bong bóng: Tham khảo các shop bán đồ trang trí theo nguyên bộ và đặt mua trước một tuần. Lưu lại hình mẫu của shop và nhờ một số khách tới sớm giúp bơm bong bóng gắn lên như hình mẫu.
Bánh kem: Nếu tự làm thì làm trước một ngày rồi để tủ lạnh. Nếu mua ở ngoài thì nên chọn mẫu và đặt trước một tuần, tránh chủ quan đặt cận ngày lỡ đơn hàng bị từ chối hoặc không như ý.
Hoa: Mua hoa và cắm sẵn ngày hôm trước hoặc sáng sớm ngày đãi tiệc.
Nếu chỉ là tiệc họp mặt gia đình hoặc bạn bè thì bỏ qua bước trang trí này.
2. Nếu không muốn rửa chén đĩa nhiều thì nhất định phải trang bị sẵn vài cái mẹt trong nhà.
3. Lên thực đơn trước càng sớm càng tốt, chọn lựa những món phù hợp với khả năng và quỹ thời gian của bản thân.
Ghi ra những thứ cần mua trước khi ra chợ hay siêu thị sắm đồ, để tránh mua những thứ không cần thiết hoặc thiếu gia vị này, nguyên liệu kia.
4. Nếu chỉ có một mình một bếp nên kèm thêm các món ăn liền như nem chua, chả lụa, kimchi, củ kiệu,… sẽ giảm được chút công nấu nướng.
5. Chọn những món chế biến đơn giản nhưng bao gồm nhiều nguyên liệu như lẩu hoặc các món cuốn để bàn tiệc trông hoành tráng lệ hơn.
6. Chỉ hải sản tươi sống thì cần mua lúc sáng sớm ngày đãi tiệc, còn lại tất cả những đồ khác thì lên danh sách chi tiết rồi vào siêu thị mua hết một lượt vào ngày hôm trước.
7. Dành thời gian buổi sáng để sơ chế tất cả các nguyên liệu (cắt, rửa, tẩm ướp, luộc rau, tỉa hoa, phân loại ra từng hộp và túi để vào tủ lạnh). Những món nước như lẩu, cari, bò kho,… nên tranh thủ làm luôn. Nếu đãi tiệc trưa thì bước này làm vào chiều tối hôm trước.
8. Sau khi ăn trưa, 3h chiều bạn nên bắt đầu cho món nướng vào lò hoặc cho thịt vào luộc, chiên lần 1 với những món như chả giò, khoai tây,… làm nước chấm, nước trộn gỏi. Tranh thủ đi gội đầu.
9. Làm món hấp, hâm nóng lại món nước đã nấu buổi sáng, chiên lần 2 với các món cần ăn giòn, hoàn thiện tất cả và trang trí. Nếu trong menu có beefsteak thì nhớ thực hiện cuối cùng vì để lâu ăn mất ngon.
10. Tắm rửa, thay đồ, trang điểm lịch sử tiếp khách và nhập tiệc.