Theo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings), sau quá trình chọn lọc, 15 đề cử Kỷ lục Châu Á mới đã được VietKings thiết lập gửi đến Tổ chức Kỷ lục Châu Á. Trong đó, 11 đề cử ẩm thực, đặc sản Việt Nam đã được Tổ chức Kỷ lục Châu Á có quyết định công bố xác lập vào ngày 15/8/2022, theo bộ tiêu chí kỷ lục ẩm thực và đặc sản Châu Á. (Nguồn: Tổ chức Kỷ lục Việt Nam)1. Gỏi sầu đâu (Tỉnh An Giang): Món gỏi này có các thành phần chính gồm lá sầu đâu trộn cùng thịt ba chỉ, tôm, khô cá lóc/cá sặc cùng dưa leo, xoài sống cùng một ít rau thơm, ngò rí, đậu phộng, và nước mắm tỏi ớt… tạo nên món gỏi sầu đâu đặc trưng nổi tiếng ở vùng đất này.Gỏi sầu đâu là món ăn dân dã và là bài thuốc cho sức khỏe. Món ăn này là sự kết hợp tinh tế giữa vị đắng của lá sầu đâu, vị béo của thịt, vị ngọt của tôm, vị mặn của khô cá, vị chua của xoài, hương thơm nồng các loại rau tạo nên hương vị đặc trưng, lạ miệng và thơm ngon khó tả.2. Gỏi cá chích Phú Quốc (Tỉnh Kiên Giang): Gỏi cá trích được xem là món ngon đã định vị văn hóa ẩm thực cho vùng đảo Phú Quốc. Cái ngon và độc đáo được kết hợp với nhiều hương vị đặc biệt trong cùng một món ăn. Người Phú Quốc chế biến món này rất sành điệu, cầu kỳ và dĩ nhiên mang đến hương vị rất riêng.Cá trích tươi được làm sạch, phi lê, sau đó cho vào nước chanh để khử mùi tanh và giúp làm tái cá, sau đó cá được vớt ra, để ráo rồi trộn với củ hành tây xắt lát mỏng, rau mùi, hành phi, dừa nạo băm nhuyễn… Điều làm nên vị đặc biệt của món ăn này là nước mắm chua ngọt nhưng đậm đà, sóng sánh được pha theo cách riêng của người địa phương với thật nhiều đậu phộng rang giã nhuyễn.3. Lẩu mắm U Minh (tỉnh Cà Mau): Lẩu mắm U Minh là món ăn “khai mở” toàn bộ giác quan của thực khách từ khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác. Món ăn này thể hiện rõ nét đặc trưng của ẩm thực Cà Mau và hội tụ nhiều đặc sản, sản vật của vùng đất mũi.Với mùi mắm cá sặc thơm nồng đặc trưng tưởng khó ăn nhưng một khi đã thử qua sẽ chinh phục mọi giác quan của người thưởng thức kết hợp cùng các loại hải sản đồng quê như lươn, cá lóc đồng, thịt cua, ốc lác cùng các loại rau ăn kèm, hội tụ đầy đủ các vị đồng quê đến hoang dã của U Minh trù phú như bông súng, cải xanh, rau đắng, càng cua hăng hăng, bắp chuối, đọt nhãn lồng, đậu bắp, đọt choại…4. Các món ăn từ sen (tỉnh Đồng Tháp): Sen Đồng Tháp không chỉ dùng để trang trí mà còn được chế biến thành hàng trăm món ăn hấp dẫn, từ món nước đến món khô, từ món chay đến món mặn, từ món ăn liền đến những món được đóng gói mang làm quà cho du khách gần xa…5. Các món ăn từ cá thát lát (tỉnh Hậu Giang): Cá thát lát tại tỉnh Hậu Giang là loại cá có giá trị kinh tế cao, thịt ngọt, thơm ngon và đặc biệt thịt cá có độ dai dẻo. Cá thát lát được chế biến thành hàng trăm món ăn đa dạng với nhiều cách chế biến độc đáo như chiên, hấp, nấu lẩu, làm gỏi, cuốn chả giò, nấu canh…
6. Các món ăn từ cá ngừ đại dương (tỉnh Phú Yên): Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, được xem là cái nôi của nghề câu cá ngừ đại dương ở Việt Nam. Cá ngừ đại dương của tỉnh Phú Yên nổi tiếng với các thành phần như phi lê, lườn, thăn, mắt cá… được chế biến thành hàng trăm các món ăn đa dạng.7. Các món ăn từ dừa (tỉnh Bến Tre): Tỉnh Bến Tre hiện là địa phương dẫn đầu về diện tích trồng dừa tại Việt Nam. Cây dừa nơi đây từ lâu đã đi sâu vào đời sống con người, đặc biệt là trong ẩm thực. Gần như các bộ phận của cây dừa đều có thể chế biến thành món ăn ngon, từ trái dừa, cơm dừa, nước dừa, mộng dừa, củ hủ dừa… Dừa được sử dụng để thành các nhóm thức ăn như: Gỏi, cuốn, chả giò, xào, nấu canh, kho, rang, rim, um, chiên, quay, hấp, nướng, nấu chè, làm bánh, làm kẹo…8. Tỏi Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi): Tỏi Lý Sơn có mùi thơm dễ chịu, vị dịu ngọt, ít cay và nồng như các loại tỏi thông thường, dùng để làm gia vị cho món ăn hoặc có thể ăn sống, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như ngâm với giấm, với đường… và được sử dụng hỗ trợ trong các trường hợp đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu…9. Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (tỉnh Tiền Giang): Vú sữa Lò Rèn được mệnh danh là “nữ hoàng” của xứ sở trái cây Vĩnh Kim, Tiền Giang, tạo nên thương hiệu riêng gắn liền với vùng đất này. Đặc điểm vú sữa Lò Rèn của Tiền Giang rất đặc biệt với kích thước to, tròn như chén ăn cơm. Khi bổ, quả thường chảy ra ít nước màu trắng đục như sữa. Vú sữa Lò Rèn có mùi hương nhẹ, ăn vào “ngọt tận tâm can” nhưng cái ngọt thanh mát, không gắt.10. Yến sào (tỉnh Khánh Hòa): Tổ yến là loại sản phẩm dinh dưỡng giá trị cao được xếp vào hàng “bát trân” trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Yến sào Khánh Hòa được khai thác từ yến tự nhiên hoặc yến nuôi với các loại như Huyết yến, Hồng Yến, Bạch yến… Yến sào được chế biến thành nhiều món ăn ngon dinh dưỡng như cháo yến, chè yến, súp yến…11. Rượu sim Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang): Rượu sim Phú Quốc được chế biến từ quả cây sim mọc ngay trên thành phố đảo. Rượu sim nơi đây nổi tiếng nhờ vào mùi thơm dịu, vị ngọt chát độc đáo, màu sắc bắt mắt vô cùng quyến rũ làm say lòng du khách. Rượu sim Phú Quốc được thực hiện với quá trình sản xuất khắt khe để có được nồng độ, hương vị thơm ngon, trở thành một đặc sản nổi tiếng của đảo ngọc. Không chỉ là một thức quà nổi tiếng, loại rượu này còn mang đến rất nhiều công dụng cho sức khỏe như kích thích tiêu hóa, cải thiện tuần hoàn máu… Mời độc giả xem thêm video: Món ăn ngon từ… úp nồi (Nguồn video: THĐT)
Theo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings), sau quá trình chọn lọc, 15 đề cử Kỷ lục Châu Á mới đã được VietKings thiết lập gửi đến Tổ chức Kỷ lục Châu Á. Trong đó, 11 đề cử ẩm thực, đặc sản Việt Nam đã được Tổ chức Kỷ lục Châu Á có quyết định công bố xác lập vào ngày 15/8/2022, theo bộ tiêu chí kỷ lục ẩm thực và đặc sản Châu Á. (Nguồn: Tổ chức Kỷ lục Việt Nam)
1. Gỏi sầu đâu (Tỉnh An Giang): Món gỏi này có các thành phần chính gồm lá sầu đâu trộn cùng thịt ba chỉ, tôm, khô cá lóc/cá sặc cùng dưa leo, xoài sống cùng một ít rau thơm, ngò rí, đậu phộng, và nước mắm tỏi ớt… tạo nên món gỏi sầu đâu đặc trưng nổi tiếng ở vùng đất này.
Gỏi sầu đâu là món ăn dân dã và là bài thuốc cho sức khỏe. Món ăn này là sự kết hợp tinh tế giữa vị đắng của lá sầu đâu, vị béo của thịt, vị ngọt của tôm, vị mặn của khô cá, vị chua của xoài, hương thơm nồng các loại rau tạo nên hương vị đặc trưng, lạ miệng và thơm ngon khó tả.
2. Gỏi cá chích Phú Quốc (Tỉnh Kiên Giang): Gỏi cá trích được xem là món ngon đã định vị văn hóa ẩm thực cho vùng đảo Phú Quốc. Cái ngon và độc đáo được kết hợp với nhiều hương vị đặc biệt trong cùng một món ăn. Người Phú Quốc chế biến món này rất sành điệu, cầu kỳ và dĩ nhiên mang đến hương vị rất riêng.
Cá trích tươi được làm sạch, phi lê, sau đó cho vào nước chanh để khử mùi tanh và giúp làm tái cá, sau đó cá được vớt ra, để ráo rồi trộn với củ hành tây xắt lát mỏng, rau mùi, hành phi, dừa nạo băm nhuyễn… Điều làm nên vị đặc biệt của món ăn này là nước mắm chua ngọt nhưng đậm đà, sóng sánh được pha theo cách riêng của người địa phương với thật nhiều đậu phộng rang giã nhuyễn.
3. Lẩu mắm U Minh (tỉnh Cà Mau): Lẩu mắm U Minh là món ăn “khai mở” toàn bộ giác quan của thực khách từ khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác. Món ăn này thể hiện rõ nét đặc trưng của ẩm thực Cà Mau và hội tụ nhiều đặc sản, sản vật của vùng đất mũi.
Với mùi mắm cá sặc thơm nồng đặc trưng tưởng khó ăn nhưng một khi đã thử qua sẽ chinh phục mọi giác quan của người thưởng thức kết hợp cùng các loại hải sản đồng quê như lươn, cá lóc đồng, thịt cua, ốc lác cùng các loại rau ăn kèm, hội tụ đầy đủ các vị đồng quê đến hoang dã của U Minh trù phú như bông súng, cải xanh, rau đắng, càng cua hăng hăng, bắp chuối, đọt nhãn lồng, đậu bắp, đọt choại…
4. Các món ăn từ sen (tỉnh Đồng Tháp): Sen Đồng Tháp không chỉ dùng để trang trí mà còn được chế biến thành hàng trăm món ăn hấp dẫn, từ món nước đến món khô, từ món chay đến món mặn, từ món ăn liền đến những món được đóng gói mang làm quà cho du khách gần xa…
5. Các món ăn từ cá thát lát (tỉnh Hậu Giang): Cá thát lát tại tỉnh Hậu Giang là loại cá có giá trị kinh tế cao, thịt ngọt, thơm ngon và đặc biệt thịt cá có độ dai dẻo. Cá thát lát được chế biến thành hàng trăm món ăn đa dạng với nhiều cách chế biến độc đáo như chiên, hấp, nấu lẩu, làm gỏi, cuốn chả giò, nấu canh…
6. Các món ăn từ cá ngừ đại dương (tỉnh Phú Yên): Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, được xem là cái nôi của nghề câu cá ngừ đại dương ở Việt Nam. Cá ngừ đại dương của tỉnh Phú Yên nổi tiếng với các thành phần như phi lê, lườn, thăn, mắt cá… được chế biến thành hàng trăm các món ăn đa dạng.
7. Các món ăn từ dừa (tỉnh Bến Tre): Tỉnh Bến Tre hiện là địa phương dẫn đầu về diện tích trồng dừa tại Việt Nam. Cây dừa nơi đây từ lâu đã đi sâu vào đời sống con người, đặc biệt là trong ẩm thực. Gần như các bộ phận của cây dừa đều có thể chế biến thành món ăn ngon, từ trái dừa, cơm dừa, nước dừa, mộng dừa, củ hủ dừa… Dừa được sử dụng để thành các nhóm thức ăn như: Gỏi, cuốn, chả giò, xào, nấu canh, kho, rang, rim, um, chiên, quay, hấp, nướng, nấu chè, làm bánh, làm kẹo…
8. Tỏi Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi): Tỏi Lý Sơn có mùi thơm dễ chịu, vị dịu ngọt, ít cay và nồng như các loại tỏi thông thường, dùng để làm gia vị cho món ăn hoặc có thể ăn sống, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như ngâm với giấm, với đường… và được sử dụng hỗ trợ trong các trường hợp đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu…
9. Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (tỉnh Tiền Giang): Vú sữa Lò Rèn được mệnh danh là “nữ hoàng” của xứ sở trái cây Vĩnh Kim, Tiền Giang, tạo nên thương hiệu riêng gắn liền với vùng đất này. Đặc điểm vú sữa Lò Rèn của Tiền Giang rất đặc biệt với kích thước to, tròn như chén ăn cơm. Khi bổ, quả thường chảy ra ít nước màu trắng đục như sữa. Vú sữa Lò Rèn có mùi hương nhẹ, ăn vào “ngọt tận tâm can” nhưng cái ngọt thanh mát, không gắt.
10. Yến sào (tỉnh Khánh Hòa): Tổ yến là loại sản phẩm dinh dưỡng giá trị cao được xếp vào hàng “bát trân” trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Yến sào Khánh Hòa được khai thác từ yến tự nhiên hoặc yến nuôi với các loại như Huyết yến, Hồng Yến, Bạch yến… Yến sào được chế biến thành nhiều món ăn ngon dinh dưỡng như cháo yến, chè yến, súp yến…
11. Rượu sim Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang): Rượu sim Phú Quốc được chế biến từ quả cây sim mọc ngay trên thành phố đảo. Rượu sim nơi đây nổi tiếng nhờ vào mùi thơm dịu, vị ngọt chát độc đáo, màu sắc bắt mắt vô cùng quyến rũ làm say lòng du khách. Rượu sim Phú Quốc được thực hiện với quá trình sản xuất khắt khe để có được nồng độ, hương vị thơm ngon, trở thành một đặc sản nổi tiếng của đảo ngọc. Không chỉ là một thức quà nổi tiếng, loại rượu này còn mang đến rất nhiều công dụng cho sức khỏe như kích thích tiêu hóa, cải thiện tuần hoàn máu…