Thịt lợn giàu chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Loại thịt này có thể được chế biến thành nhiều món ăn như giò xào, lợn hấp, lợn quay, thịt hầm, thịt luộc,… (Ảnh: Organica)
Cách nấu thịt lợn tuy đơn giản nhưng vẫn có nhiều người không làm được. Nếu chế biến và sử dụng gia vị không đúng cách thì thịt lợn ăn sẽ tương đối khô và có mùi tanh nồng, không thơm. (Ảnh: Aboluowang)Nhiều người thường quen với việc thái thịt lợn rồi cho trực tiếp vào nồi để nấu hoặc hầm. Điều này sẽ khiến thịt có mùi tanh. Trong khi đó, một số người sẽ nêm nhiều gia vị vì cho rằng thịt được nấu như vậy sẽ chín thơm hơn. Thực chất, tất cả hai cách chế biến này đều sai. (Ảnh: Aboluowang)Theo các đầu bếp xưa, để thịt mềm thơm, ngon ngọt và không bị tanh, bạn chỉ cần thực hiện đúng quy tắc “1 không làm, 3 không thêm”. (Ảnh: Aboluowang)1 không làm: Không chần trước thịt/sườn lợn: Nhiều người thường khử mùi tanh của thịt lợn bằng cách chần qua nước trước khi nấu. Cách này thực sự có tác dụng giảm bớt mùi tanh nhưng sau khi đun nhiều lần thịt lợn sẽ bị khô cứng và mùi vị không ngon. (Ảnh: Aboluowang)So với các loại thịt khác, mùi tanh của thịt lợn tương đối ít nên cách khử mùi tanh cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần ngâm qua nước muối nhạt, thấm hết phần máu còn sót lại trong thịt là thịt sẽ không còn mùi tanh. Ảnh: Boldsky.3 Không thêm: Không gia vị, không nguyên liệu chua, không chất làm tươi. Không thêm gia vị khi luộc thịt: Thịt lợn có mùi vị tương đối thơm ngon, sau khi luộc thì mùi thơm và vị ngọt của thịt lợn sẽ được tiết ra. Do vậy, bạn không cần thêm gia vị vì hương vị của gia vị tương đối đậm sẽ lấn át hương vị tươi ngon của thịt, khi ăn sẽ không cảm nhận được vị thịt. Ảnh: DT.Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này khi làm món luộc, còn khi chế biến món khác thì vẫn nên thêm gia vị vào. Ảnh: DT.Không thêm vị chua: Bản thân thịt lợn là loại thực phẩm có tính axit nhưng khi ăn bạn không cảm nhận được vị chua do hàm lượng thấp.Nếu cho thêm các loại thực phẩm có tính chua như giấm, táo gai sẽ làm tăng độ chua của thịt lợn, ảnh hưởng rất nhiều đến vị ngon, ngọt của thịt. Vì vậy, khi nấu hoặc hầm thịt lợn, bạn có thể thêm vị mặn, ngọt nhưng không được thêm vị chua.Không thêm chất làm tươi: Khi nấu thịt lợn, nhiều người sẽ cho thêm bột ngọt, dầu hào và các loại gia vị khác để tăng độ tươi, vì nghĩ rằng hương vị thịt sẽ thơm ngon hơn. Ảnh: TT.Thực tế, thịt lợn cũng có nhiều axit glutamic, chỉ cần thêm một lượng muối thích hợp, muối sẽ tự động tổng hợp nên natri glutamat. Đây chính là cách tạo nên hương vị thơm ngon tự nhiên của thịt. Ảnh: IS. Mời độc giả xem thêm video: Món ăn ngon từ… úp nồi (Nguồn video: THĐT)
Thịt lợn giàu chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Loại thịt này có thể được chế biến thành nhiều món ăn như giò xào, lợn hấp, lợn quay, thịt hầm, thịt luộc,… (Ảnh: Organica)
Cách nấu thịt lợn tuy đơn giản nhưng vẫn có nhiều người không làm được. Nếu chế biến và sử dụng gia vị không đúng cách thì thịt lợn ăn sẽ tương đối khô và có mùi tanh nồng, không thơm. (Ảnh: Aboluowang)
Nhiều người thường quen với việc thái thịt lợn rồi cho trực tiếp vào nồi để nấu hoặc hầm. Điều này sẽ khiến thịt có mùi tanh. Trong khi đó, một số người sẽ nêm nhiều gia vị vì cho rằng thịt được nấu như vậy sẽ chín thơm hơn. Thực chất, tất cả hai cách chế biến này đều sai. (Ảnh: Aboluowang)
Theo các đầu bếp xưa, để thịt mềm thơm, ngon ngọt và không bị tanh, bạn chỉ cần thực hiện đúng quy tắc “1 không làm, 3 không thêm”. (Ảnh: Aboluowang)
1 không làm: Không chần trước thịt/sườn lợn: Nhiều người thường khử mùi tanh của thịt lợn bằng cách chần qua nước trước khi nấu. Cách này thực sự có tác dụng giảm bớt mùi tanh nhưng sau khi đun nhiều lần thịt lợn sẽ bị khô cứng và mùi vị không ngon. (Ảnh: Aboluowang)
So với các loại thịt khác, mùi tanh của thịt lợn tương đối ít nên cách khử mùi tanh cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần ngâm qua nước muối nhạt, thấm hết phần máu còn sót lại trong thịt là thịt sẽ không còn mùi tanh. Ảnh: Boldsky.
3 Không thêm: Không gia vị, không nguyên liệu chua, không chất làm tươi. Không thêm gia vị khi luộc thịt: Thịt lợn có mùi vị tương đối thơm ngon, sau khi luộc thì mùi thơm và vị ngọt của thịt lợn sẽ được tiết ra. Do vậy, bạn không cần thêm gia vị vì hương vị của gia vị tương đối đậm sẽ lấn át hương vị tươi ngon của thịt, khi ăn sẽ không cảm nhận được vị thịt. Ảnh: DT.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này khi làm món luộc, còn khi chế biến món khác thì vẫn nên thêm gia vị vào. Ảnh: DT.
Không thêm vị chua: Bản thân thịt lợn là loại thực phẩm có tính axit nhưng khi ăn bạn không cảm nhận được vị chua do hàm lượng thấp.
Nếu cho thêm các loại thực phẩm có tính chua như giấm, táo gai sẽ làm tăng độ chua của thịt lợn, ảnh hưởng rất nhiều đến vị ngon, ngọt của thịt. Vì vậy, khi nấu hoặc hầm thịt lợn, bạn có thể thêm vị mặn, ngọt nhưng không được thêm vị chua.
Không thêm chất làm tươi: Khi nấu thịt lợn, nhiều người sẽ cho thêm bột ngọt, dầu hào và các loại gia vị khác để tăng độ tươi, vì nghĩ rằng hương vị thịt sẽ thơm ngon hơn. Ảnh: TT.
Thực tế, thịt lợn cũng có nhiều axit glutamic, chỉ cần thêm một lượng muối thích hợp, muối sẽ tự động tổng hợp nên natri glutamat. Đây chính là cách tạo nên hương vị thơm ngon tự nhiên của thịt. Ảnh: IS.
Mời độc giả xem thêm video: Món ăn ngon từ… úp nồi (Nguồn video: THĐT)