Hoàng Đế (2717 TCN – 2599 TCN) hay Hiên Viên Hoàng Đế là một vị đế vương trong thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế (9684 TCN – 2015 TCN). Ông được suy tôn là “ Thủy tổ dân tộc Trung Hoa“. Vị đế vương Trung Quốc này được xem là người đứng đầu trong Ngũ Đế thời viễn cổ.Sự tồn tại của Hiên Viên Hoàng Đế trong lịch sử mang nhiều màu sắc thần thoại, tuy nhiên, những chi tiết về Hoàng Đế đã thật sự xuất hiện trong Sử Ký củaTư Mã Thiên. Hoàng Đế là con trai của Thiếu Điển – thủ lĩnh bộ lạc Hữu Hùng; ông có họ Công Tôn, tên thật là Hiên Viên.Hiên Viên sinh ra đã có tài năng phi thường, khi mới sinh đã biết nói, lớn lên vô cùng thông minh, nhanh nhạy. Hoàng Đế sau này nối gót cha trở thành thủ lĩnh bộ tộc. Ông là người lãnh đạo anh minh, xây dựng được một quân đội vững vàng, còn dạy dân trồng ngũ cốc, thuần hóa thú dữ, giúp dân an cư lạc nghiệp nên bách tính vô cùng yêu mến và kính trọng.Sau này, Hoàng Đế ra quân chinh phạt bộ lạc láng giềng của Viêm Đế, đánh bại bộ lạc của Xi Vưu. Công Tôn Hiên Viên đã thống nhất lưu vực sông Hoàng Hà, chư hầu tứ phương sau đó đều tôn ông là Thiên tử. Ông thiết lập các phép tắc, hệ tiêu chuẩn và áp dụng “đức trị” để cai quản vương quốc.Dưới thời kỳ trị vì của Hoàng Đế, ông đã cùng các triều thần sáng chế ra văn tự cổ, phát minh ra toán thuật để tính số cùng nhiều phát kiến trong âm nhạc, y dược… Người vợ đầu tiên của Hoàng Đế là Luy Tổ cũng có công dạy cho phụ nữ cách nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa, từ đó Trung Quốc có ngành dệt may ngày nay.Lăng mộ của Hoàng Đế hiện tọa lạc tại núi Kiều Sơn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Tổng diện tích lăng là 4,36km vuông, địa thế tựa núi Kiền Sơn hùng vĩ, ba mặt hướng ra một nhánh sông Dương Tử.Lăng cao 6m, được xây dựng trên nền hoàng thổ kiên cố. Lăng còn được bao bọc bởi rừng cây bách cổ thụ rộng 89,1ha, có hơn 81.600 cây bách; trong đó có hơn 30.000 cây trên 1.000 năm tuổi. Đây là những cây bách lâu đời nhất, lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất ở Trung Quốc.Trong khuôn viên Lăng Hoàng Đế còn có một cây bách cao 19m, đường kính thân cây 11m, tương truyền là chính tay Hiên Viên Hoàng Đế trồng. Các nghiên cứu cho thấy cây bách Hiên Viên có tuổi đời hơn 5.000 năm và theo Nhật báo nhân dân Trung Quốc, đây là cây bách có tuổi đời cao nhất tại quốc gia này.Trong suốt chiều dài lịch sử chỉ có đúng một kẻ cả gan xâm phạm Lăng Hoàng Đế. Kẻ đó là Bai Yanhu (1830 – 1882), một thủ lĩnh nổi loạn dưới thời nhà Thanh. Năm đó, Yanhu đã ra tay tàn sát người Hán ở Thiểm Tây và Cam Túc, còn định phá hủy Lăng Hoàng Đế, gây chấn động quốc gia.Tuy nhiên, chưa vào được lăng thì hắn đã bị triều đình truy sát, phải chạy trốn sang Nga. Chính quyền nhà Thanh thấy vậy không để kẻ trộm mộ chạy thoát, ban thưởng 200.000 lượng vàng cho ai bắt được Bai Yanhu ngoài biên giới. Cuối cùng hắn cũng phải bỏ mạng ở Đế quốc Nga.Sở dĩ, không một kẻ mộ tặc nào khác dám mạo phạm lăng mộ của Hoàng Đế vì ông là Thủy tổ của cả dân tộc, dân chúng luôn tôn thờ và tỏ lòng thành kính với ông.Các vị vua của những triều đại sau hay các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày nay đều thường xuyên đến Lăng Hoàng Đế chiêm bái, dâng hương tỏ lòng thành kính với vị Thủy tổ.Mời các bạn xem video: Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Hoàng Đế (2717 TCN – 2599 TCN) hay Hiên Viên Hoàng Đế là một vị đế vương trong thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế (9684 TCN – 2015 TCN). Ông được suy tôn là “ Thủy tổ dân tộc Trung Hoa“. Vị đế vương Trung Quốc này được xem là người đứng đầu trong Ngũ Đế thời viễn cổ.
Sự tồn tại của Hiên Viên Hoàng Đế trong lịch sử mang nhiều màu sắc thần thoại, tuy nhiên, những chi tiết về Hoàng Đế đã thật sự xuất hiện trong Sử Ký củaTư Mã Thiên. Hoàng Đế là con trai của Thiếu Điển – thủ lĩnh bộ lạc Hữu Hùng; ông có họ Công Tôn, tên thật là Hiên Viên.
Hiên Viên sinh ra đã có tài năng phi thường, khi mới sinh đã biết nói, lớn lên vô cùng thông minh, nhanh nhạy. Hoàng Đế sau này nối gót cha trở thành thủ lĩnh bộ tộc. Ông là người lãnh đạo anh minh, xây dựng được một quân đội vững vàng, còn dạy dân trồng ngũ cốc, thuần hóa thú dữ, giúp dân an cư lạc nghiệp nên bách tính vô cùng yêu mến và kính trọng.
Sau này, Hoàng Đế ra quân chinh phạt bộ lạc láng giềng của Viêm Đế, đánh bại bộ lạc của Xi Vưu. Công Tôn Hiên Viên đã thống nhất lưu vực sông Hoàng Hà, chư hầu tứ phương sau đó đều tôn ông là Thiên tử. Ông thiết lập các phép tắc, hệ tiêu chuẩn và áp dụng “đức trị” để cai quản vương quốc.
Dưới thời kỳ trị vì của Hoàng Đế, ông đã cùng các triều thần sáng chế ra văn tự cổ, phát minh ra toán thuật để tính số cùng nhiều phát kiến trong âm nhạc, y dược… Người vợ đầu tiên của Hoàng Đế là Luy Tổ cũng có công dạy cho phụ nữ cách nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa, từ đó Trung Quốc có ngành dệt may ngày nay.
Lăng mộ của Hoàng Đế hiện tọa lạc tại núi Kiều Sơn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Tổng diện tích lăng là 4,36km vuông, địa thế tựa núi Kiền Sơn hùng vĩ, ba mặt hướng ra một nhánh sông Dương Tử.
Lăng cao 6m, được xây dựng trên nền hoàng thổ kiên cố. Lăng còn được bao bọc bởi rừng cây bách cổ thụ rộng 89,1ha, có hơn 81.600 cây bách; trong đó có hơn 30.000 cây trên 1.000 năm tuổi. Đây là những cây bách lâu đời nhất, lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất ở Trung Quốc.
Trong khuôn viên Lăng Hoàng Đế còn có một cây bách cao 19m, đường kính thân cây 11m, tương truyền là chính tay Hiên Viên Hoàng Đế trồng. Các nghiên cứu cho thấy cây bách Hiên Viên có tuổi đời hơn 5.000 năm và theo Nhật báo nhân dân Trung Quốc, đây là cây bách có tuổi đời cao nhất tại quốc gia này.
Trong suốt chiều dài lịch sử chỉ có đúng một kẻ cả gan xâm phạm Lăng Hoàng Đế. Kẻ đó là Bai Yanhu (1830 – 1882), một thủ lĩnh nổi loạn dưới thời nhà Thanh. Năm đó, Yanhu đã ra tay tàn sát người Hán ở Thiểm Tây và Cam Túc, còn định phá hủy Lăng Hoàng Đế, gây chấn động quốc gia.
Tuy nhiên, chưa vào được lăng thì hắn đã bị triều đình truy sát, phải chạy trốn sang Nga. Chính quyền nhà Thanh thấy vậy không để kẻ trộm mộ chạy thoát, ban thưởng 200.000 lượng vàng cho ai bắt được Bai Yanhu ngoài biên giới. Cuối cùng hắn cũng phải bỏ mạng ở Đế quốc Nga.
Sở dĩ, không một kẻ mộ tặc nào khác dám mạo phạm lăng mộ của Hoàng Đế vì ông là Thủy tổ của cả dân tộc, dân chúng luôn tôn thờ và tỏ lòng thành kính với ông.
Các vị vua của những triều đại sau hay các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày nay đều thường xuyên đến Lăng Hoàng Đế chiêm bái, dâng hương tỏ lòng thành kính với vị Thủy tổ.