Một chú cá ngựa mặt trắng (Hippocampus kelloggi) trong bể nuôi ở Viện Hải dương học, thành phố Nha Trang. Trong tất cả các loài cá đã biết, cá ngựa được coi là nhóm cá kỳ lạ bậc nhất, với nhiều đặc điểm có 1-0-2 về hình dạng cũng như tập tính.Vẻ ngoài của cá ngựa giống như một sinh vật bước ra từ thần thoại, với phần đầu và cổ rất giống loài ngựa. Thân chúng cong về phía trước, đuôi dài và linh hoạt, có thể cuộn vào rong tảo để cố định vị trí của con cá.Cá ngựa không có vảy mà có các mảng xương được phủ da mỏng bên ngoài, có vai trò như bộ áo giáp bảo vệ phần mềm của cơ thể. Cổ cá ngựa có thể xoay chuyển linh hoạt và mắt di chuyển độc lập với nhau giống như của tắc kè hoa. Chúng hút thức ăn bằng cái mõm dài dạng ống.Do cấu tạo cơ thể đặc biệt mà cá ngựa luôn ở trong tư thế “đứng thẳng”. Chúng quạt vây lưng để di chuyển với tốc độ chậm. Các vây ngực, nằm ở hai bên đầu phía sau mắt, được sử dụng để điều hướng. Cái đuôi chỉ có tác dụng giữ thăng bằng khi di chuyển.Do bơi kém, cá ngựa dành phần lớn thời gian ở yên một chỗ. Bù lại, chúng có khả năng ngụy trang tuyệt vời khi màu sắc và hình dáng cơ thể hòa lẫn với môi trường sống.Tập tính sinh sản chính là điều thú vị nhất ở các loài cá ngựa. Các con đực của chúng có một túi da trước bụng để mang thai và ấp trứng. Khi giao phối, cá đực thực hiện những điệu nhảy kết hợp uyển chuyển để cá cái có thể kề sát và đẻ trứng vào túi dưới bụng.Trong tự nhiên, các loài cá ngựa ở vùng biển Việt Nam đang suy giảm nghiêm trọng về số lượng do tình trạng khai thác quá mức, xuất phát từ quan niệm cá ngựa là “thần dược cường dương” cho nam giới. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã chứng minh điều này là hoang đường.Hiện nay, Viện Hải dương học đã thực hiện thành công dự án sinh sản nhân tạo cá ngựa. Điều này sẽ mở ra một tương lai bền vững hơn cho loài cá được ví như “kỳ quan của tạo hóa” này.Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.
Một chú cá ngựa mặt trắng (Hippocampus kelloggi) trong bể nuôi ở Viện Hải dương học, thành phố Nha Trang. Trong tất cả các loài cá đã biết, cá ngựa được coi là nhóm cá kỳ lạ bậc nhất, với nhiều đặc điểm có 1-0-2 về hình dạng cũng như tập tính.
Vẻ ngoài của cá ngựa giống như một sinh vật bước ra từ thần thoại, với phần đầu và cổ rất giống loài ngựa. Thân chúng cong về phía trước, đuôi dài và linh hoạt, có thể cuộn vào rong tảo để cố định vị trí của con cá.
Cá ngựa không có vảy mà có các mảng xương được phủ da mỏng bên ngoài, có vai trò như bộ áo giáp bảo vệ phần mềm của cơ thể. Cổ cá ngựa có thể xoay chuyển linh hoạt và mắt di chuyển độc lập với nhau giống như của tắc kè hoa. Chúng hút thức ăn bằng cái mõm dài dạng ống.
Do cấu tạo cơ thể đặc biệt mà cá ngựa luôn ở trong tư thế “đứng thẳng”. Chúng quạt vây lưng để di chuyển với tốc độ chậm. Các vây ngực, nằm ở hai bên đầu phía sau mắt, được sử dụng để điều hướng. Cái đuôi chỉ có tác dụng giữ thăng bằng khi di chuyển.
Do bơi kém, cá ngựa dành phần lớn thời gian ở yên một chỗ. Bù lại, chúng có khả năng ngụy trang tuyệt vời khi màu sắc và hình dáng cơ thể hòa lẫn với môi trường sống.
Tập tính sinh sản chính là điều thú vị nhất ở các loài cá ngựa. Các con đực của chúng có một túi da trước bụng để mang thai và ấp trứng. Khi giao phối, cá đực thực hiện những điệu nhảy kết hợp uyển chuyển để cá cái có thể kề sát và đẻ trứng vào túi dưới bụng.
Trong tự nhiên, các loài cá ngựa ở vùng biển Việt Nam đang suy giảm nghiêm trọng về số lượng do tình trạng khai thác quá mức, xuất phát từ quan niệm cá ngựa là “thần dược cường dương” cho nam giới. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã chứng minh điều này là hoang đường.
Hiện nay, Viện Hải dương học đã thực hiện thành công dự án sinh sản nhân tạo cá ngựa. Điều này sẽ mở ra một tương lai bền vững hơn cho loài cá được ví như “kỳ quan của tạo hóa” này.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.