Tháng Mười Hai 2, 2024
tai sao nguoi co dai lai goi dem tan hon la vao dong phong 62cd1012c9375

Tại sao người cổ đại lại gọi đêm tân hôn là “vào động phòng”?

Trung Quốc hơn 5 ngàn năm lịch sử đã lưu truyền lại rất nhiều phong tục tập quán, trong những phong tục tập quán đó đều có hàm chứa trí tuệ, tâm tình của người xưa. Ví dụ như hàng năm người Trung Quốc đón Tết Nguyên Đán, Đoan Ngọ, Trung Thu,… đằng sau những ngày lễ này đều có những câu chuyện, sự tích riêng.

Tai sao nguoi co dai lai goi dem tan hon la “vao dong phong”?

Ngoài ra, mỗi nơi, mỗi vùng miền địa phương còn có những phong tục tập quán riêng, trong một số những ngày đặc biệt sẽ sử dụng những tập tục địa phương để kỷ niệm những ngày lễ này. Mọi người đều biết, từ xưa đến nay đã lưu truyền rằng cuộc đời có tứ đại hỷ sự, trong đó vào động phòng và đề danh trên bảng vàng là những chuyện đem đến niềm vui hoan hỉ hơn cả. Không biết rằng liệu mọi người có từng nghĩ tới một vấn đề, tại sao lại gọi đêm tân hôn là vào động phòng hoa chúc?

Tai sao nguoi co dai lai goi dem tan hon la “vao dong phong”?-Hinh-2

Điều này có liên quan tới văn hóa lịch sử lâu đời của Trung Quốc, mọi người đều biết rằng người tiền sử đều sống trong hang động, họ vẫn chưa có năng lực tự xây dựng nhà cửa. Hoàng đế Hiên Viên khi ấy dẹp loạn chiến tranh, lập nên bộ lạc, đây cũng là mở đầu cho văn minh nhân loại. Ban đầu, con người sinh sống theo nhóm, phương thức hôn nhân cũng là kết hôn tập thể, muốn thay đổi thành chế độ một vợ một chồng trong chốc lát là điều vô cùng khó, vì thế cho dù đã có quy định mới nhưng việc cướp hôn vẫn xảy ra thường xuyên. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sự đoàn kết giữa các bộ lạc, vừa mới tạo dựng lại mối quan hệ giữa các bộ lạc thì cũng rất có thể sẽ bị chia rẽ bởi sự kiện cướp hôn. Để thay đổi tình trạng này, Hiên Viên hoàng đế đã tìm rất nhiều đại thần tới thảo luận nhưng đều không có kết quả.

Tai sao nguoi co dai lai goi dem tan hon la “vao dong phong”?-Hinh-3

Sau này khi thấy một gia đình sống trong hang động, hoàng đế mới nghĩ ra để thay đổi tình trạng chia rẽ, xung đột giữa các bộ lạc, vào ngày kết hôn sẽ để cho đôi tân lang tân nương vào động phòng đã được chuẩn bị từ trước đó, chỉ để lại một cửa ra để người thân ra vào. Như vậy không chỉ có thể cải thiện tình trạng cướp hôn mà còn có thể bồi dưỡng tình cảm giữa hai vợ chồng. Những phụ nữ đã kết hôn cũng bắt buộc phải buộc tóc gọn lên để phân biệt với những cô gái chưa chồng. Khi người khác nhìn họ buộc tóc sẽ hiểu rằng họ đã kết hôn và sẽ không thể làm ra hành vi cướp hôn vi phạm quy định giữa các bộ lạc, nếu không sẽ bị xử phạt.

Tai sao nguoi co dai lai goi dem tan hon la “vao dong phong”?-Hinh-4

Sau khi quy định này được lập ra, không ít bộ lạc đã bắt đầu xây dựng động phòng cho con cái của mình. Trong di tích ở Thiểm tây cũng có phát hiện di chỉ của xã hội nguyên thủy, họ đã cách ngày nay khoảng hơn 7000 năm lịch sử. Con người khi ấy đều sống trong các hang động, nam nữ trong các bộ lạc chỉ cần đến tuổi thành niên thì đều sẽ tổ chức nghi thức hôn lễ long trọng, sau đó cả hai sẽ vào động phòng. Vì thế sau khi có ghi chép bằng văn tự, mọi người mới gọi đêm tân hôn hoặc kết hôn là “vào động phòng”.

Tai sao nguoi co dai lai goi dem tan hon la “vao dong phong”?-Hinh-5

Ngoài việc vào động phòng, khăn trùm đầu màu đỏ trên đầu cô dâu cũng là điều cần chú trọng. Trong xã hội các chế độ đều không hoàn chỉnh, phong tục đều rất hỗn loạn, không ít tên côn đồ ác ôn khi thấy có đoàn rước dâu sẽ nảy sinh ý định cướp dâu, dùng khăn trùm đầu là để bọn chúng không nhìn thấy tướng mạo cô dâu, nhỡ cướp phải cô dâu xấu xí, có khi còn bị quan sai bắt đi thì quả thực quá lỗ. Vì thế, khăn trùm đầu cũng phần nào giảm bớt tỉ lệ cướp dâu.

Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *