Khi quan sát hình ảnh từ thiết bị quan sát hồng ngoại VIIRS trên vệ tinh Suomi NPP của NASA và NOAA (Cơ quan Hàng không vũ trụ và Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ), các nhà khoa học đã phát hiện ra một đám khói xám đen dày đặc trên bầu trời Bắc Cực.Đám khói này còn lan ra một vùng rộng lớn, thậm chí phủ mờ lên cả những điểm còn đóng băng vĩnh cửu. Thứ “rùng rợn” này chính là khói cháy rừng.Đám khói này bắt nguồn từ một đám cháy rừng đã xuất hiện ở Alaska vào tháng 6 cùng với một đám cháy cực dữ dội đã lan rộng khắp các khu vực phía Nam và nội địa ngày 1/7 vừa qua.Gió mùa Đông Nam đã đẩy khói sâu về phía cực Bắc, gây ra khung cảnh rợn người khi nhìn từ vệ tinh.Theo nhà khí hậu học Rick Thoman từ Đại học Alaska ở Fairbanks, đám khói lướn nhất đến từ đám cháy phía Tây Bắc hồ Iliamna đã đạt đến chỉ số vật chất hạt cực cao, đang phủ bóng xuống thành phố Nome.Đáng báo động hơn, Trung tâm Điều phối liên ngành Alaska và Trung tâm Cứu hỏa liên ngành Quốc gia Mỹ báo cáo, có tới… 210 đám cháy đang hoạt động trên khắp tiểu bang, trong đó có 42 vụ cháy lớn.Không chỉ khu vực Bắc Cực chịu tình trạng này, Canada cũng đang gặp phải tình huống tương tự. Vệ tinh Aqua của NASA đã gửi về hình ảnh cho thấy khói dày đặc bốc lên từ một số đám cháy lớn nhất, tỏa mạnh ra phía biển Beaufort và phần Bắc Cực thuộc Canada.Hình ảnh khác từ thiết bị OLI trên vệ tinh Lansat 8 của NASA cũng ghi nhận thảm cảnh gần hồ Great Bear giữa rừng sâu, ngoài màu khói còn có màu xám nâu của những thảm rừng bị thiêu rụi.Có thể thấy, thay vì có một mùa hè ngắn và ôn hòa, Bắc Cực và các vùng đất quanh nó đang phải gồng mình hứng chịu một chuỗi thảm họa như nhiệt độ tăng cao, khô hạn, kèm không khí nóng bị các luồng khí bất thường đẩy lên từ các vĩ độ cao.Một nghiên cứu mới đây cũng cho thấy, sông băng Doomsday ở Nam Cực đang tan ở tốc độ nhanh nhất trong 5.500 năm qua, làm dấy lên lo ngại về thảm họa nước biển dâng và sự sống còn của cả thềm băng trong tương lai.Tin tức ớn lạnh là việc tan băng do biến đổi khí hậu thúc đẩy đang diễn ra với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử được ghi lại.Các nhà nghiên cứu báo cáo từ thời điểm 55 thế kỷ trước cho đến trước 30 năm trở lại đây, lượng băng mất đi làm lộ ra các đường bờ biển với tốc độ khoảng 3,5mm mỗi năm. Nhưng trong 3 thập kỷ qua, tốc độ dâng của nước biển đã tăng vọt – lên đến 40mm mỗi năm – tức là hơn 11 lần.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Khi quan sát hình ảnh từ thiết bị quan sát hồng ngoại VIIRS trên vệ tinh Suomi NPP của NASA và NOAA (Cơ quan Hàng không vũ trụ và Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ), các nhà khoa học đã phát hiện ra một đám khói xám đen dày đặc trên bầu trời Bắc Cực.
Đám khói này còn lan ra một vùng rộng lớn, thậm chí phủ mờ lên cả những điểm còn đóng băng vĩnh cửu. Thứ “rùng rợn” này chính là khói cháy rừng.
Đám khói này bắt nguồn từ một đám cháy rừng đã xuất hiện ở Alaska vào tháng 6 cùng với một đám cháy cực dữ dội đã lan rộng khắp các khu vực phía Nam và nội địa ngày 1/7 vừa qua.
Gió mùa Đông Nam đã đẩy khói sâu về phía cực Bắc, gây ra khung cảnh rợn người khi nhìn từ vệ tinh.
Theo nhà khí hậu học Rick Thoman từ Đại học Alaska ở Fairbanks, đám khói lướn nhất đến từ đám cháy phía Tây Bắc hồ Iliamna đã đạt đến chỉ số vật chất hạt cực cao, đang phủ bóng xuống thành phố Nome.
Đáng báo động hơn, Trung tâm Điều phối liên ngành Alaska và Trung tâm Cứu hỏa liên ngành Quốc gia Mỹ báo cáo, có tới… 210 đám cháy đang hoạt động trên khắp tiểu bang, trong đó có 42 vụ cháy lớn.
Không chỉ khu vực Bắc Cực chịu tình trạng này, Canada cũng đang gặp phải tình huống tương tự. Vệ tinh Aqua của NASA đã gửi về hình ảnh cho thấy khói dày đặc bốc lên từ một số đám cháy lớn nhất, tỏa mạnh ra phía biển Beaufort và phần Bắc Cực thuộc Canada.
Hình ảnh khác từ thiết bị OLI trên vệ tinh Lansat 8 của NASA cũng ghi nhận thảm cảnh gần hồ Great Bear giữa rừng sâu, ngoài màu khói còn có màu xám nâu của những thảm rừng bị thiêu rụi.
Có thể thấy, thay vì có một mùa hè ngắn và ôn hòa, Bắc Cực và các vùng đất quanh nó đang phải gồng mình hứng chịu một chuỗi thảm họa như nhiệt độ tăng cao, khô hạn, kèm không khí nóng bị các luồng khí bất thường đẩy lên từ các vĩ độ cao.
Một nghiên cứu mới đây cũng cho thấy, sông băng Doomsday ở Nam Cực đang tan ở tốc độ nhanh nhất trong 5.500 năm qua, làm dấy lên lo ngại về thảm họa nước biển dâng và sự sống còn của cả thềm băng trong tương lai.
Tin tức ớn lạnh là việc tan băng do biến đổi khí hậu thúc đẩy đang diễn ra với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử được ghi lại.
Các nhà nghiên cứu báo cáo từ thời điểm 55 thế kỷ trước cho đến trước 30 năm trở lại đây, lượng băng mất đi làm lộ ra các đường bờ biển với tốc độ khoảng 3,5mm mỗi năm. Nhưng trong 3 thập kỷ qua, tốc độ dâng của nước biển đã tăng vọt – lên đến 40mm mỗi năm – tức là hơn 11 lần.