Nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia đã tiến hành thu thập mẫu tuyết ở những nơi có hiện tượng “ tuyết chảy máu” trên núi Le Brévent ở Pháp.Hiện tượng này gần đây diên ra ngày càng nhiều, trên nền tuyết trắng bỗng xuất hiện những khoảng loang màu đỏ như máu, trông đáng sợ hệt hiện trường một vụ thảm sát.Theo các nhà khoa học, các đốm màu không thực sự là máu – chúng là các bông vi tảo. Đó là một hiện tượng được gọi là Chlamydomonas nivalis, trong đó các loài tảo lục có chứa sắc tố đỏ trải qua quá trình quang hợp và nhuộm màu tuyết.Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Plant Science, nhóm nghiên cứu đến từ Pháp đã mô tả hiện tượng này là do tảo nở hoa và là “dấu hiệu tiềm ẩn của biến đổi khí hậu”, làm gia tăng lượng khí CO2.Theo Hiệp hội Khí quyển và Đại dương Quốc gia Pháp, chỉ trong tháng này, mức CO2 trong khí quyển hiện cao hơn 50% so với mức thời kỳ tiền công nghiệp – mức cao nhất trong hàng triệu năm.Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang góp phần làm giảm lượng băng tuyết trên khắp thế giới. Tuyết bị nhiễm đỏ bởi tảo có thể gây mất tuyết.Theo NASA, tuyết sạch là một trong nhiều vùng đệm tự nhiên chống lại ánh nắng mặt trời, vì lớp băng tuyết trắng sáng có thể phản xạ hơn 80% ánh sáng mặt trời trở lại không gian.Vì vậy nếu tuyết bị nhuộm đỏ, chúng mất đi khả năng phản xạ và đổi sang hấp thụ nhiệt, làm gia tăng nhiệt độ trên trái đất. Hiện tượng này sẽ làm tuyết tan nhanh hơn.Theo Alberto Amato, nhà nghiên cứu kỹ thuật di truyền tại Trung tâm CEA de Grenoble, trời càng ấm, tảo càng nhiều và tuyết càng tan nhanh và đó là một vòng tròn không ngừng lặp lại.Hiện nay, các nhà khoa học đang cố gắng hiểu cơ chế của nó hòng tìm ra phương pháp giải quyết hiện tượng đáng báo động này.Một nghiên cứu trước đây cho thấy, cũng vì hiện tượng tuyết chảy máu, dãy núi Alps ở châu Âu đã nóng lên 2 độ C so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp, nhanh hơn mức trung bình toàn cầu.Các ngọn núi đang trên đà mất đi ít nhất một nửa sông băng vào giữa thế kỷ, có nghĩa là số phận còn khủng khiếp hơn tuyết máu có thể xảy ra trong tương lai của dãy Alps trừ khi chúng ta sớm giải quyết lượng khí thải carbon.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia đã tiến hành thu thập mẫu tuyết ở những nơi có hiện tượng “ tuyết chảy máu” trên núi Le Brévent ở Pháp.
Hiện tượng này gần đây diên ra ngày càng nhiều, trên nền tuyết trắng bỗng xuất hiện những khoảng loang màu đỏ như máu, trông đáng sợ hệt hiện trường một vụ thảm sát.
Theo các nhà khoa học, các đốm màu không thực sự là máu – chúng là các bông vi tảo. Đó là một hiện tượng được gọi là Chlamydomonas nivalis, trong đó các loài tảo lục có chứa sắc tố đỏ trải qua quá trình quang hợp và nhuộm màu tuyết.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Plant Science, nhóm nghiên cứu đến từ Pháp đã mô tả hiện tượng này là do tảo nở hoa và là “dấu hiệu tiềm ẩn của biến đổi khí hậu”, làm gia tăng lượng khí CO2.
Theo Hiệp hội Khí quyển và Đại dương Quốc gia Pháp, chỉ trong tháng này, mức CO2 trong khí quyển hiện cao hơn 50% so với mức thời kỳ tiền công nghiệp – mức cao nhất trong hàng triệu năm.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang góp phần làm giảm lượng băng tuyết trên khắp thế giới. Tuyết bị nhiễm đỏ bởi tảo có thể gây mất tuyết.
Theo NASA, tuyết sạch là một trong nhiều vùng đệm tự nhiên chống lại ánh nắng mặt trời, vì lớp băng tuyết trắng sáng có thể phản xạ hơn 80% ánh sáng mặt trời trở lại không gian.
Vì vậy nếu tuyết bị nhuộm đỏ, chúng mất đi khả năng phản xạ và đổi sang hấp thụ nhiệt, làm gia tăng nhiệt độ trên trái đất. Hiện tượng này sẽ làm tuyết tan nhanh hơn.
Theo Alberto Amato, nhà nghiên cứu kỹ thuật di truyền tại Trung tâm CEA de Grenoble, trời càng ấm, tảo càng nhiều và tuyết càng tan nhanh và đó là một vòng tròn không ngừng lặp lại.
Hiện nay, các nhà khoa học đang cố gắng hiểu cơ chế của nó hòng tìm ra phương pháp giải quyết hiện tượng đáng báo động này.
Một nghiên cứu trước đây cho thấy, cũng vì hiện tượng tuyết chảy máu, dãy núi Alps ở châu Âu đã nóng lên 2 độ C so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp, nhanh hơn mức trung bình toàn cầu.
Các ngọn núi đang trên đà mất đi ít nhất một nửa sông băng vào giữa thế kỷ, có nghĩa là số phận còn khủng khiếp hơn tuyết máu có thể xảy ra trong tương lai của dãy Alps trừ khi chúng ta sớm giải quyết lượng khí thải carbon.